Bé đổ nhiều mồ hôi khi ngủ: Cần làm gì để khắc phục hiệu quả?

Trẻ sơ sinh rất dễ đổ nhiều mồ hôi trong khi ngủ, nhất là ở lưng, cổ và đầu. Đây là tình trạng phổ biến do thời tiết, trẻ vận động nhiều, chế độ dinh dưỡng,… Khi đổ mồ hôi khi ngủ thì trẻ dễ bị rôm, viêm nhiễm cũng như mẩn ngứa, đòi hỏi mẹ cần tìm cách khắc phục hiệu quả cho trẻ. Vậy có những cách gì để khắc phục khi bé đổ nhiều mồ hôi khi ngủ?

1. Giữ không gian thoáng đãng, mát mẻ cho bé

Việc đầu tiên mẹ cần làm để giúp giảm tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ ở bé là giữ cho không gian sống thoáng đáng, mát mẻ. Không gian chật chội, nóng bức và ngột ngạt sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể bé tăng. Lúc này, bé dễ bị đổ mồ hôi khi ngủ. Những cách mẹ có thể tham khảo để giúp giữ không gian thoáng đáng, mát mẻ bao gồm:

  • Giữ cho không gian phòng ốc sạch sẽ, mát mẻ và gọn gàng. Lưu ý không đề đồ đạc lung tung khiến không gian chật hẹp. Thêm vào đó, hãy giặt sạch ga giường thường xuyên (vừa tránh hầm nóng, vừa loại bỏ vi khuẩn bám lại lâu ngày).
  • Nếu phòng ngủ nhỏ, nóng bức và đang trong mùa hè (nhiệt độ không khí cao) thì mẹ có thể sử dụng điều hoà (hoặc quạt) trong phòng. Điều này giúp hạ nhiệt độ phòng xuống, giúp bé dễ ngủ và ít đổ mồ hôi hơn.

be-do-nhieu-mo-hoi-khi-ngu-can-lam-gi-de-khac-phuc-hieu-qua-1

Nên giữ cho không gian phòng ngủ của bé sạch sẽ, thoáng mát

2. Đảm bảo cơ thể bé luôn khô thoáng

Cơ thể nóng, nhiệt độ cơ thể cao là nguyên nhân trực tiếp khiến cho bé đổ nhiều mồ hôi khi ngủ. Có thể do quần áo mẹ mặc cho bé quá dày, đắp quá nhiều chăn. Để giúp cơ thể mát mẻ thì có những cách thông dụng sau mà mẹ có thể áp dụng cho bé:

  • Mẹ cho bé mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mỏng nhẹ và thấm hút mồ hôi tốt cho mùa hè. Ví dụ như áo ba lỗ, quần đùi.
  • Mẹ sử dụng chăn mỏng đắp cho con (hoặc có thể không đắp nếu như nhiệt độ không khí quá cao).
  • Mẹ sử dụng khăn mềm để thấm cho con khi thấy con đổ nhiều mồ hôi. Không nên để mồ hôi bết dính quá nhiều vì bé sẽ khó chịu cũng như là dễ bị cảm lạnh do mồ hôi thấm ngược vào cơ thể.
  • Mẹ chọn loại bỉm mỏng thấm hút tốt vào mùa hè cho bé

be-do-nhieu-mo-hoi-khi-ngu-can-lam-gi-de-khac-phuc-hieu-qua-2

Nên chọn bỉm mỏng nhẹ, thấm hút tốt cho trẻ vào mùa hè

3. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé

Một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và đầy đủ chất sẽ có ích trong việc hạn chế tình trạng bé đổ nhiều mồ hôi khi ngủ. Thông thường, bé bị thiếu chất như vitamin D, kẽm sẽ dễ đổ nhiều mồ hôi khi ngủ hơn những bé khác. Sau đây là một số lưu ý cho mẹ để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ:

  • Bổ sung đầy đủ các chất cho bé như: Vitamin D, kẽm, sắt, canxi,… Chúng vừa giúp bé ít đổ mồ hôi khi ngủ, vừa giúp cơ thể phát triển toàn diện, hạn chế bị còi xương, rối loạn tiêu hoá, gầy yếu nhẹ cân,…
  • Đổ nhiều mồ hôi khiến cơ thể bị mất nước. Vì thế, mẹ nên cho bé uống thật nhiều nước lọc. Không những thế, uống nhiều nước còn giúp cơ thể mát mẻ hơn, hạn chế nóng trong người và đổ mồ hôi.
  • Mẹ hạn chế các thực phẩm kích thích đổ nhiều mồ hôi trong khẩu phần ăn của bé. Cụ thể, mẹ tránh cho bé ăn quá nhiều tỏi, hành tây, đồ ăn nhanh, mì ống, khoai tây, kem,…Chúng đều khiến mồ hôi tiết nhiều hơn.
  • Đối với những bé đang bị béo phì, thừa cân thì các bé sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn. Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn uống khoa học, giảm tinh bột và ăn nhiều rau xanh. Đặc biệt là không cho trẻ ăn vặt quá nhiều, cân bằng chế độ ăn uống đầy đủ chất.

>> Có thể mẹ quan tâm: Bé tăng cân quá nhanh cộng thêm tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ gây ra tình trạng hằn đỏ, hăm tã? Tham khảo ngay các loại bỉm quần cho bé 20kg cỡ lớn thấm hút tốt và thoải mái cho bé vận động.

be-do-nhieu-mo-hoi-khi-ngu-can-lam-gi-de-khac-phuc-hieu-qua-3

Hạn chế tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ sẽ giúp bé ngủ ngon hơn

4. Một số nguyên nhân và giải pháp khác

Bé đổ nhiều mồ hôi khi ngủ sẽ dễ gặp ác mộng và bệnh vặt nhiều hơn các bé thông thường. Ngoài 3 giải pháp chính giúp bé ít đổ mồ hôi khi ngủ hơn thì còn có thêm một số giải pháp khác mẹ có thể tham khảo.

Bé bị căng thẳng, lo lắng: Những bé hay bị căng thẳng, lo lắng và có môi trường sống tiêu cực thì hay đổ nhiều mồ hôi hơn khi ngủ. Bởi vì điều này khiến hệ thần kinh còn non nớt của bé không ổn định. Tốt nhất mẹ nên chú trọng việc tạo môi trường sống tốt cho con, giúp con luôn vui vẻ, thoải mái và tránh xa tiêu cực. Mẹ có thể đọc truyện, hát ru, chơi cùng con.

Bé vận động quá nhiều: Bé chơi đùa, vận động chạy nhảy quá nhiều cũng dễ đổ nhiều mồ hôi khi ngủ. Mẹ nên hạn chế tình trạng này bởi vì không chỉ bé đổ nhiều mồ hôi khi ngủ mà còn dễ bị thấp bé nhẹ cân. Tốt nhất mẹ nên tránh cho con ăn quá nhiều calo (bởi vì bé có nhiều năng lượng thì sẽ vận động nhiều hơn). Đồng thời, mẹ cũng nên tạo thói quen cho con bớt tăng động lại.

>> Mẹ nên lưu ý: Khi bé lớn hơn nhu cầu vận động cũng tăng lên. Đây là thời điểm phù hợp để mẹ cho bé dùng bỉm quần thay cho tã dán. Nếu mẹ chưa nắm được cách chọn bỉm quần hiệu quả cho bé cưng, đừng bỏ qua bài viết Tã quần cho trẻ sơ sinh, vì đây sẽ là cẩm nang toàn tập cho mẹ.

Bé đổ mồ hôi do bệnh lý: Một số bé bị đổ nhiều mồ hôi do bệnh lý tiểu đường, nhiễm trùng, huyết áp, suy tim sung huyết,… Vì thế nên nếu đã áp dụng những giải pháp trên mà con vẫn đổ nhiều mồ hôi khi ngủ thì mẹ nên đưa bé đi bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ.

Trên đây là tất tần tật thông tin về giải pháp xử lý dành cho bé đổ nhiều mồ hôi khi ngủ. Tốt nhất mẹ nên thiết lập chế độ ăn, ngủ, nghỉ và chơi hợp lý cho con. Đừng quên đảm bảo không gian sống thoáng mát, sạch sẽ. Đi kèm đó là cho con mặc đồ thoáng mát, sử dụng loại bỉm thích hợp cho mùa hè.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *