Hướng dẫn lái xe số tự động chi tiết, đầy đủ nhất 

Hiện nay, các dòng xe tích hợp hộp số tự động ngày càng phổ biến nên nhu cầu học lái xe số tự động cũng tăng lên. Không chỉ với người mới bắt đầu mà ngay cả những người đã đi trước đó đôi khi cũng gặp khó khăn, gây ra những nguy hiểm cho chính mình và người lưu thông trên đường. Mời các bạn theo dõi bài viết hướng dẫn lái xe số tự động dưới đây để luôn vững tay lái khi điều khiển nhé!

Các bộ phận, ký hiệu cần nhớ trước khi học hướng dẫn lái xe số tự động 

Xe số tự động là loại xe mà người lái không phải điều chỉnh tăng giảm số tay mà hệ thống điều chỉnh này hoàn toàn là tự động. Tuy nhiên, việc điều khiển xe sao cho an toàn cũng không hề đơn giản. Trước hết, bạn cần nắm rõ các bộ phận, ký hiệu trên xe rồi mới có thể hiểu rõ các hướng dẫn lái xe số tự động. 

hướng dẫn lái xe số tự động

 Chân côn

Khi lái xe số tự động, bạn không cần phải lo điều khiển chân côn vì nó được thiết kế tự động. Vì thế mà thao tác di chuyển chân cũng dễ dàng hơn nhiều so với xe số sàn.

Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý đến chân ga và chân phanh. Đây là 2 bộ phận quan trọng và rất dễ gây nhầm lẫn khi lái xe, nhất là khi người lái mất tập trung, tâm lý không vững vàng. 

Các ký hiệu trên xe

Các ký hiệu trên xe số tự động rườm rà và khó nhớ hơn nhiều so với xe số sàn. Để việc điều khiển xe thuận lợi hơn, bạn cần phải nắm rõ ý nghĩa của các ký hiệu:

  •  P (Park): đỗ xe, sử dụng khi muốn đỗ xe tại một điểm trong thời gian dài
  • R (Reverse): số lùi, sử dụng khi chạy lùi, lùi đỗ xe
  • N (Neutral): số mo, tức ngắt truyền động hộp số, sử dụng khi cần kéo xe cứu hộ 
  • D (Drive): số tiến, sử dụng khi muốn di chuyển xe về phía trước
  • M (Manual): (+ -):  hoạt động giống số sàn, có thể chuyển xe sang số 1,2,3,4,5 hoặc ngược lại
  •  S (Sport): số thể thao, hoạt động gần giống như chế độ Manual
  • D1( Drive 1) và D2( Drive 2): sử dụng khi di chuyển với tốc độ chậm, trên các đại hình khó đi hoặc dùng khi tăng tốc. Hãm số cũng là một chức năng quan trọng của chế độ này giúp xe đổ đèo an toàn.
  • OD( Overdrive): sử dụng khi về số để tăng tốc vượt lên
  • L( Low): số thấp, sử dụng khi xe chở nặng, lên dốc hoặc xuống dốc
  • B( Brake): số hãm, sử dụng khi muốn hãm tốc để xe xuống dốc, chế độ này thường có trên hộp số tự động vô cấp
Xem thêm:  Đơn vị cung cấp xe mooc lùn chất lượng

Hướng dẫn lái xe số tự động 

hướng dẫn lái xe số tự động

Kiểm tra an toàn trước khi cho xe khởi động 

Bất kể bạn dùng dòng xe nào thì điều đầu tiên trước khi khởi động động cơ là kiểm tra an toàn. Bạn nên quan sát đằng trước, đằng sau xe có người đang đi tới hay có vật cản nào không, sau đó mở cửa và bước vào xe. 

Tiếp đó là điều chỉnh vị trí, độ ngả của ghế ngồi phù hợp để có tư thế thoải mái nhất. Nếu ngồi quá xa hoặc quá gần, bạn khó điều khiển vô lăng cũng như ảnh hưởng đến việc dùng chân phanh, chân ga. Sàn ghế không vừa tầm cũng khiến tầm nhìn của bạn bị ảnh hưởng, dẫn đến việc cảm nhận những vật cản xung quanh không chính xác.

Thắt dây an toàn là việc làm không thể quên để đảm bảo an toàn khi lái xe. Sau đó bạn kiểm tra cả gương, kính chiếu hậu, kiểm tra vị trí của phanh và cần số. 

Khi đã sẵn sàng, bạn đạp chân phanh để khởi động. Trong một vài hướng dẫn lái xe số tự động, bạn không cần đạp chân phanh hoặc vẫn có thể để cần số ở vị trí N. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tạo thói quen đưa cần số về vị trí P rồi mới đạp chân phanh.

Chạy xe và điều chỉnh khi lái

Bạn gạt cần số từ P sang D để xe di chuyển, đạp ga và cho xe chạy bình thường. Khi muốn lùi xe, bạn gạt cần số sang R.

Nếu đi trên địa hình gồ ghề, dốc cao thì bạn gạt cần số sang D3, D2 hoặc D1 tùy theo độ dốc. Sau khi vượt qua thì trả về vị trí D.

Xem thêm:  Giá xe vision đen nhám ở thời điểm hiện tại là bao nhiêu?

Muốn dừng đèn đỏ, bạn không cần chuyển cần số về P mà có thể giữ nguyên D, chỉ cần thả chân ga và đạp chân phanh. 

Chế độ N được dùng khi đẩy xe lên dốc hoặc khi được xe khác kéo. Các chế độ L, B được dùng khi xe xuống dốc, đổ đèo hoặc giảm tốc. Chế độ S, M được dùng khi cần tăng tốc nhanh hoặc muốn trải nghiệm cảm giác mạnh, tăng tính kích thích.

Dừng xe khi đến điểm đích 

Bạn cần đạp phanh chân, gạt cần số về vị trí N, kéo phanh tay để đỗ xe. Khi xe dừng hẳn, gạt cần số sang P bà nhả chân phanh để cố định xe tại một vị trí. Việc tuân thủ các bước khi dừng, đỗ xe vừa để đảm bảo an toàn cho người trong ô tô vừa giúp hộp số bền hơn. 

Khi dừng xe, bạn hạn chế không trả về số N và tắt động cơ vì việc này không chỉ tốn nhiên liệu mà còn gây nguy hiểm. Vì khi máy tắt, bộ lái trợ lực cũng đồng thời bị khóa, rất khó để xoay bánh lái. Ngoài ra, tắt máy xe khi chạy ở tốc độ cao sẽ khiến xe dễ bị tăng tốc theo quán tính, phải đạp chân phanh nhiều lần mới có thể dừng được.

Một số sai lầm thường gặp khi học lái xe số tự động

hướng dẫn lái xe số tự động

Bỏ quên số tay

Hiện nay, hầu hết các loại xe số tự động đã đã chế độ chuyển số tay, số thể thao nhưng nhiều người vẫn quen với chế độ D nên thường bỏ qua. 

Sử dụng chế độ chuyển sổ tay sẽ giúp việc thay đổi các số linh hoạt hơn, đồng thời không phải đạp phanh nhiều cũng có thể hãm phanh.

Đi giày dép không phù hợp

Nhiều bạn nữ khi lái xe hay đi giày cao gót nhưng gót giày rất dễ bị mắc vào tấm lót sàn, ảnh hưởng đến việc đạp chân phanh, chân ga. 

Để an toàn, bạn nên chuẩn bị một đôi giày, dép mềm trong xe để việc sang chân nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Đặt nhiều đồ dưới sàn ghế lái 

Khi đặt quá nhiều đồ đạc, chai lọ dưới sàn xe chỗ ghế lái, việc sử dụng chân ga, chân phanh sẽ bất tiện hơn rất nhiều. Trường hợp cần chuyển đổi chân mà vướng phải đồ đạc thì rất bất tiện.

Thường xuyên ấn nút khóa quy định trên cần số

Việc ấn nút khóa trên cần số rất dễ khiến cần số bị chuyển sang R. Điều này rất nguy hiểm khi di chuyển, nhất là khi người lái không nhận ra cần số bị đổi vị trí.

Trên đây là bài viết hướng dẫn lái xe số tự động để các bạn tham khảo và tìm hiểu trước khi có ý định mua xe. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tự tin khi lái xe và chúc bạn gặp nhiều may mắn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *