Tổng hợp 36 bài truyền thông môi trường để cải thiện ý thức của mỗi người

Chúng ta đều biết ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, là vấn đề trọng tâm của toàn xã hội và được dư luận hết sức quan tâm. Nó đe dọa đến đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác mà chính con người phải gánh chịu. Ô nhiễm môi trường đang diễn ra mỗi ngày và ngày càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều.Tuyên truyền nâng cao ý thức chung của cộng đồng chính là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường. Dưới đây là 36 bài truyền thông môi trường.

36 bài truyền thông môi trường

Môi trường là gì?

Môi trường là không gian sống xung quanh chúng ta bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo, chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sản xuất, thậm chí cả sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

36 bài truyền thông môi trường

Trước tiên cần tìm hiểu tính nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường

Hiện nay,cùng với sự phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên,đi đôi với sự phát triển đó thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại theo chiều hướng diễn biến phức tạp hơn. Ô nhiễm môi trường là vấn đề không chỉ của riêng một nơi nào cả, mà ở khắp nơi, kể cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển,… Theo các nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường ở nước ta, 45% vùng ngập nước, 70% các dòng sông, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, môi trường bị huỷ hoại ; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền,khai thác quá đà tài nguyên rừng cũng như suy giảm chất lượng đất trồng và suy thoái các nguồn gen động thực vật có chiều hướng gia tăng chính là những hệ quả của việc hủy hoại môi trường. Vì vậy bảo vệ môi trường đã và đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.

Tình trạng suy giảm đa dạng sinh học do ô nhiễm môi trường

Có thể thấy các loài động vật, nhất là những động vật có giá trị như hổ, tê giác, chồn, gấu trắng đang bị tiêu diệt đến mức báo động tuyệt chủng. Chúng bị săn bắt quá mức để phục vụ cho y học hay làm đồ trang sức.Theo tính toán của các nhà khoa học thì có khoảng 10 đến 30 triệu loài sống trên trái đất, với đa dạng cái giới các loài.Thế nhưng, chưa kể những loài chúng ta chưa biết đến thì đã có 60 trong số 240.000 loài thực vật có thể sẽ bị tuyệt chủng trong 3 thập kỷ tới. Số lượng các loài côn trùng có thể bị tuyệt chủng còn lớn hơn, hàng năm có 25.000 đến 50.000 loài tuyệt chủng. Theo những số liệu được công bố tại Hội nghị bảo tồn thế giới, Liên minh bảo tồn thế giới (IUNC) thì số loài được đưa vào sách đỏ ngày càng tăng cao. Theo như sách đỏ năm 2004 có 12.259 loài đang bị đe doạ. Nguyên nhân của sự sụt giảm đa dạng sinh học đó chính là do những tác động tiêu cực của con người đến môi trường.

Về vấn đề ý thức của người dân trong công cuộc bảo vệ môi trường:

Khắp các bản tin, các trang báo đâu đâu cũng tuyên truyền những khẩu hiệu, những biện pháp để bảo vệ môi trường. Song, ở dọc các tuyến đường,các con phố nhiều hộ gia đình vẫn tiện tay hắt ra đường những loại rác thải sinh hoạt của mình. Tuy nhiên họ lại chưa từng nghĩ rằng những thứ rác thải đó xe cộ đi qua nghiền nhỏ sẽ gây bụi bẩn không khí, quay trở lại làm ô nhiễm môi trường của chính mình và mọi người xung quanh. Cứ như vậy, khắp con đường ngõ phố đâu đâu cũng tràn ngập những loại rác thải. Nguyên nhân của những hành động thiếu ý thức đó chính là do lối sống ích kỷ, thói lười biếng, ỷ lại chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ nghĩ rằng, những nơi công cộng không phải nhà mình, vậy thì việc gì phải giữ gìn, bảo vệ. Lối sống như vậy thật đáng chê trách. Dù cho các cán bộ các ban ngành có biện pháp gì đi chăng nữa mà ngay bản thân mỗi cá nhân không có ý thức thì tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn không thể nào cải thiện được. Phải thay đổi từ tư duy, nhận thức, phải suy nghĩ đúng mới có thể hành động đúng, mỗi một hành động nhỏ cũng sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nên nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường.

36 bài truyền thông môi trường

Về các biện pháp

Chúng ta nên phân loại rác, đối với những rác thải có thể tái chế như chai nhựa, giấy, túi nilon… gom lại bán phế liệu để, tiết kiệm được nguồn tài nguyên, tổ chức xử lý rác thải hợp vệ sinh và đúng cách.

Ngoài ra tích cực trồng cây xanh cũng chính là một biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Bởi vì, cây xanh sẽ hấp thụ bớt khí CO2 và thải ra O2 tốt cho quá trình hồi phục bầu khí quyển. Tuyệt đối không bẻ cành, phá hoại cây xanh,tích cực trồng và chăm sóc cây xanh ,trồng hoa ở nhà cũng như cơ quan, khu dân cư.Phê bình nghiêm khắc những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng. Ngoài ra cần chủ động thu gom xử lý, đốt các loại cành cây rác thải tại gia đình mình, không vứt ra các trục đường, khu vực công cộng, sông suối,..

36 bài truyền thông môi trường

Tóm lại

Trên đây là 36 bài truyền thông bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chính chúng ta ,hy vọng rằng, qua bài viết này, mọi người sẽ cùng nhau chung tay, góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn,hãy cùng nhau xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp, văn minh. Hãy cùng nhau đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường,từ đó ta sẽ tận hưởng được những phút giây thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng. Đất nước chúng ta đang ngày càng đổi mới và phát triển, bởi vậy nên mỗi công dân hãy cùng nhau ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, vì một tương lai tốt đẹp hơn.  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *