Những cách ghi nhớ lâu cực kỳ dễ áp dụng mà không phải ai cũng biết

Có khi nào trong học tập, cũng như là khi làm việc, bạn cảm thấy rất khó khăn khi nhớ kiến thức nào đó hoặc học trước quên sau hay không? Có điều gì khác nhau giữa những việc, những kiến thức mà bạn chắc mẩm rằng cả đời bạn sẽ không quên được và những kiến thức chúng ta vừa học hôm qua thôi mà hôm nay lại chẳng nhớ gì nữa. Chắc chắn là có sự khác biệt nào đó ở đây đúng không, chúng ta hãy cùng khám phá qua bài viết này nhé.

cách ghi nhớ lâu

Cách ghi nhớ lâu nhất theo bạn là cách nào? Thực ra đối với mỗi người khác nhau thì cách thức ghi nhớ cũng sẽ khác nhau, vì tổ chất, tư duy, số lượng tế bào thần kinh của mỗi người là không hề giống nhau. Và trong nhiều trường hợp bạn có thể vận dụng nhiều phương pháp dưới đây để đạt được hiệu quả cao nhất.

Những cách ghi nhớ lâu

NLP – Phương pháp ghi nhớ bằng ngôn ngữ lập trình tư duy là một trong những cách ghi nhớ mới được áp dụng tại Việt Nam

NLP là viết tắt của Neuro – Linguistic Programming là một bộ môn khoa học nghiên cứu về con người, giúp chúng ta trở nên giỏi hơn bằng cách ngắn và hiệu quả nhất bằng việc mô phỏng lại những việc làm, hành động của một người thành công trong lĩnh vực mà chúng ta đang muốn theo đuổi. Vậy thực sự nó áp dụng với bộ não của chúng ta như thế nào để giúp chúng ta ghi nhớ mọi thứ nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Đó chính là việc sử dụng các kỹ thuật cơ bản thuật cơ bản trong NLP như: kỹ thuật thay đổi niềm tin, kỹ thuật kích neo, kỹ thuật tưởng tượng, kỹ thuật tạo trạng thái hưng phấn, kỹ thuật nhập vai….Bằng những kỹ thuật này NLP giúp não bộ chúng ta hưng phấn, kích thích, vui vẻ với những liên tưởng sáng tạo thú vị về chủ đề cần ghi nhớ…tạo điều kiện để chúng ta đưa chúng vào bộ não được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Về việc áp dụng kỹ thuật này vào việc ghi nhớ đã có nhiều thí nghiệm, nhân chứng sống đã áp dụng và rất thành công.

Xem thêm:  CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CƠ BẢN.

cách ghi nhớ lâu

Để hiểu sâu và áp dụng phương pháp này chúng ta cần nghiên cứu và đào sâu hơn, nhưng nếu chịu bỏ tâm sức và thời gian, thì chắc chắn bạn sẽ thu hoạch được nhiều điều bất ngờ đó.

Phương pháp lặp lại cách quãng

Phương này rất hay được sử dụng khi học một ngoại ngữ mới với rất nhiều từ vựng, ngữ pháp và cả một núi kiến thức khổng lồ cần được nạp vào hàng ngày cho tới khi bạn thực sự thành thạo ngôn ngữ đó. Nhưng nếu sử dụng trong công việc thì nó cũng là một trong những phương pháp rất hiệu quả, đó chính là việc lặp đi lặp lại một lượng kiến thức trong những khoảng thời gian cố định và dãn dần thời gian ôn tập khi bạn đã khá nhớ chúng rồi.

Nguyên lý của phương pháp này lần đầu tiên được nhắc tới vào năm 1932 bởi giáo sư Cecil Alec Mace công bố trong sách “Tâm lý trong việc học của con người” được thực hiện trên cơ sở hoạt động của trí nhớ của bộ não con người.

cách ghi nhớ lâu

Chúng ta hoàn toàn có thể tự sáng tạo ra những thẻ nhớ bằng giấy khác nhau và bỏ vào các lọ thời gian khác nhau. Ví dụ: chúng ta cần nhớ khoảng 1000 từ vựng tiếng anh trong vòng hai tuần để đi thi. Chúng ta có thể làm như sau. Tạo ra 3 chiếc lọ với 3 khoảng thời gian: 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày. Các từ vựng của chúng ta sẽ được phân vào các lọ này.

Những từ nào khó nhớ ta để vào lọ “1 ngày” để ngày nào chúng ta cũng ôn tập lại, tần xuất học các từ này là nhiều nhất. Những từ trong lọ này nếu từ nào chúng ta đã ghi nhớ được tốt hơn sẽ chuyển dần sang lọ thứ 2, lọ thứ 3 tức là sau khi ghi nhớ rồi chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn 2 ngày ôn lại 1 lần hoặc 3 ngày ôn lại 1 lần. Những từ nào dễ ghi nhớ hơn thì bạn cho luôn vào lọ “3 ngày ôn lại 1 lần” nhé. Về cơ bản cách áp dụng của nó là như vậy.

Xem thêm:  Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là gì?

Dạy lại cho người khác những gì bạn học được

Thật vậy, đây là cách ghi nhớ siêu hay mà lại vừa có thể giúp đỡ được người khác. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu dạy lại những kiến thức mà bạn đã học cho người khác, bạn có thể nhớ được hoen 80% kiến thức bạn đã học.

Điều này cũng có thể lý giải tại sao các thầy cô giáo, giảng viên lại nắm được nhiều kiến thức đến vậy. Vì đây chính là phương pháp học rồi giảng dạy lại cho người khác, các thầy cô đã nhắc lại lượng kiến thức đó trong nhiều năm liền và đương nhiên là những kiến thức mình học ấy đã trở thành kiến thức của mình rồi.

Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc

Chắc chắn trí nhớ của chúng ta sẽ chẳng chứa nổi một thứ gì nếu như đêm hôm trước 4h sáng bạn mới ngủ. Diễn biến tiếp theo là bạn sẽ ngủ xuyên trưa và tỉnh giấc uể oải, mệt mỏi lúc 2-3 giờ chiều, đầu óc trống rỗng và tất nhiên bạn sẽ chẳng có thứ gì trong đầu bạn cả. Xin bạn đừng đổi xử với bạn thân và bộ não của mình một cách tàn nhẫn như vậy nhé.

Bộ não cũng như một cái máy hoạt động cả đời cả đời, bạn cũng phải nạp năng lượng, giữ gìn và bảo dưỡng thường xuyên cho chúng bằng chế độ ăn – ngủ – nghỉ hợp lý. Những món ăn tốt cho não bộ như: các loại cá, trứng, các loại hạt dinh dưỡng, rau xanh, dầu oliu….và thậm chí là socola. Nhưng chúng ta không nên quá lạm dụng socola, hãy coi socola như là một liều dopping trước mỗi cuộc thi căng thẳng bạn nhé. Bằng cách ăn một vài miếng socola, nó sẽ giúp bạn bình tĩnh, sáng suốt hơn khi đối diện với những vấn đề cần cân não đó.

Mỗi người đều có những mẹo bỏ túi và cách ghi nhớ lâu của riêng mình. Hãy khám phá thêm các phương pháp mới và có thể áp dụng nhiều phương pháp ghi nhớ cùng một lúc để đạt được hiệu quả nhất nhé.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *