Có Thể Bạn Chưa Biết: Tiêu Chí Đánh Giá Phẩm Chất Chính Trị Đạo Đức Lối Sống Của Giáo Viên

Nghề giáo là nghề cao quý, do đó đòi hỏi giáo viên, hiệu trường cần có những phẩm chất về chính trị và đạo đức. Vậy bạn có biết những tiêu chí nào để đánh giá phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên

Tiêu chí đánh giá phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên là gì? 

phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên

Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên

Phẩm chất chính trị của giáo viên 

Tại điều 3, Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT thì phẩm chất chính trị của giáo viên sẽ bao gồm: 

  • Các tiêu chí về chính trị và đạo đức lối sống là căn cứ giúp giáo viên có cơ sở giáo dục; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn.
  • Có ý thực tổ chức và kỷ luật nghiêm minh, chấp nhận sự phân công của tổ chức; phấn đấu vì lợi ích chung của tập thể. 
  • Thực hiện gương mẫu những nghĩa vụ của công dân và không ngừng tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội. 

Phẩm chất đạo đức của giáo viên 

Tại điều 4, Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT thì phẩm chất đạo đức của giáo viên sẽ bao gồm:

  • Có ý thức trong việc giữ gìn danh dự và lương tâm nghề nhà giáo; tâm huyết với nghề nghiệp và có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; có lòng nhân hậu, bao dung, hòa nhã với học sinh, đồng nghiệp và mọi người xung quanh; sẵn sàng giúp đỡ cũng như bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp, chính đáng của người học, đồng nghiệp và mọi người xung quanh. 
  • Luôn thực hiện đúng các điều lệ, cũng như quy chế, nội quy của đơn vị, trường lớp và của ngành giáo dục. 
  • Trong giảng dạy luôn bảo đảm sự công bằng, đánh giá năng lực của người học bằng thực lực; đảm bảo tính tiết kiệm, chống các bệnh về thành tích, nhận hối lộ.
  • Thường xuyên phê bình và tự phê bình; không ngừng học tập để nâng cao năng lực nghiệp vụ như ngoại ngữ, tin học,.. nhằm làm tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng được yêu cầu của ngành. 
Xem thêm:  Hapotravel Gửi Đến Bạn Các Thông Tin Về Giá Vé Cầu Kính Sapa

Trên đây là một vài phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên mà bạn cần nắm nếu muốn trở thành một phần của nghề nhà giáo cao quý. Vậy các tiêu chí để đánh giá đạo đức, chính trị của giáo viên thì sao? 

Phẩm chất chính trị đạo đức của giáo viên là yếu tố cực kỳ quan trọng và nhất định phải có

Tiêu chí để đánh giá phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên 

Đối với giáo viên mầm non 

 phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên

 Tiêu chuẩn đạo đức

  • Mức đạt: Cần thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo được đặt ra
  • Mức khá: Không ngừng học tập và rèn luyện bản thân tốt hơn mỗi ngày về đạo đức nhà giáo 
  • Mức tốt: Luôn là tấm gương mẫu mực về đạo đức; thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ đồng nghiệp trong việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức

Tiêu chuẩn phong cách làm việc

  • Mức đạt: Tác phong và phương pháp làm việc phù hợp với đối tượng là mầm non
  • Mức khá: Có ý thức trong việc rèn luyện, tạo dựng được phong cách làm việc khoa học, có hiệu quả cũng như tôn trọng và gần gũi với trẻ em, phụ huynh
  • Mức tốt: Luôn là tấm gương tốt để trẻ em và bố mẹ trẻ em noi theo; có tầm ảnh hưởng trong việc dạy học và hỗ trợ đồng nghiệp cùng hình thành tác phong nhà giáo chuẩn mực
Xem thêm:  Xứ sở Chùa Vàng là nước nào? Những điều thú vị bạn nên khám phá

Phong cách giảng dạy cần đổi mới, khoa học để học sinh thích thú hơn trong việc phát biểu bài 

Đối với giáo viên phổ thông 

Chắc chắn việc tuân thủ các quy định về rèn luyện đạo đức, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ đồng nghiệp là việc cần thiết. 

Tiêu chuẩn đạo đức

  • Mức đạt: Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo đã được đặt ra
  • Mức khá: Tinh thần tự học, tự rèn luyện luôn đi đầu để nâng cao phẩm chất
  • Mức tốt: Là tấm gương cực tốt về đạo đức, luôn giúp đỡ và hỗ trợ đồng nghiệp để rèn luyện đạo đức tốt hơn

Tiêu chuẩn phong cách làm việc 

  • Mức đạt: Tác phong và cách thức làm việc đúng yêu cầu của một nhà giáo 
  • Mức khá: Nâng cao tinh thần tự rèn luyện để tạo nên phong cách nhà giá chuẩn mực; luôn có tác động tốt đến học sinh
  • Mức tốt: Luôn là tấm gương để học sinh và đồng nghiệp noi theo 

Đối với hiệu trưởng

Tiêu chí quan trọng nhất của một hiệu trưởng, người lãnh đạo chính là chuẩn mực sống, tư tưởng đổi mới cũng như có tài năng trong việc quản trị; ngoài ra, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của bản thân đạt chuẩn. 

Tiêu chuẩn đạo đức

  • Mức đạt: Thực hiện tốt và nghiêm chỉnh các quy định của nhà giáo
  • Mức khá: Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên và học viên; chủ động trong việc xây dựng nội quy và quy định của nhà trường
  • Mức tốt: Có tầm ảnh hưởng tích cực đối với giáo viên và học viên

Tiêu chuẩn trong tư tưởng lãnh đạo, quản trị trường học 

  • Mức đạt: Có tư tưởng đổi mới trong việc lãnh đạo và quản trị  để phát triển phẩm chất và năng lực của toàn thể giáo viên và học sinh
  • Mức khá: Lan tỏa những tư tưởng đổi mới và tiến bộ trong trong nhà trường
  • Mức tốt: Có tầm ảnh hưởng tích cực đối với giáo viên và học sinh trong việc nâng cao sự đổi mới và phát triển trường học

Bài viết trên đây đã tổng hợp phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên mà bất cứ ai đang là giáo viên hay chuẩn bị bước chân vào con đường giảng dạy cần phải nắm. Hy vọng bài viết đem lại thông tin và sự hữu ích cho bạn. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *