Nghỉ ngơi là hoạt động cần thiết trong quá trình làm việc của bạn. Nghỉ ngơi đủ sẽ giúp bạn có thể làm việc hiệu quả hơn. Vậy, nên lấy lý do nghỉ phép nào để quản lý/lãnh đạo có thể duyệt đơn xin nghỉ phép của bạn? Hãy cùng tham khảo ngay 5 lý do sau đây.
5 lý do nghỉ phép thuyết phục có thể áp dụng
5 lý do nghỉ phép dưới đây thường được sử dụng và sẽ giúp bạn có thể dễ dàng được duyệt đơn xin nghỉ phép. Cụ thể như sau:
Lý do nghỉ phép liên quan đến sức khỏe
Những lý do liên quan đến sức khỏe sẽ giúp bạn có thể dễ dàng xin nghỉ phép hơn. Ví dụ như bạn có thể lựa chọn một số lý do xin nghỉ phép như sau:
- Nghỉ do bị ốm, cảm, sốt thông thường.
- Nghỉ do cần đi khám bệnh do các biểu hiện bệnh làm bạn thấy mệt mỏi và không đáp ứng được công việc.
- Nghỉ do đi khám bệnh định kỳ nếu bạn có một số bệnh lý cần theo dõi.
Lý do nghỉ phép do yếu tố sức khỏe là một lý do phù hợp
Lý do liên quan đến gia đình
Những lý do nghỉ phép liên quan đến gia đình cũng có thể là một trong những sự lựa chọn mà bạn có thể tham khảo. Ví dụ như:
- Gia đình có việc đột xuất cần phải có sự tham gia, xử lý của bạn.
- Gia đình có người bị ốm và bạn cần chăm sóc họ.
- Bạn cần thực hiện một số công việc, trách nhiệm cho gia đình của bạn.
Lý do liên quan đến áp lực công việc
Với sự phát triển như hiện nay, áp lực công việc của nhân viên tại các doanh nghiệp ngày càng lớn. Do đó, đây cũng sẽ là một trong những lý do chính đáng mà bạn có thể lựa chọn để xin nghỉ phép.
Hãy trao đổi thẳng thắn về vấn đề mà bạn đang gặp phải trong công việc cho người quản lý của mình. Bên cạnh đó, hãy nêu mong muốn về việc muốn nghỉ ngơi để giúp bạn lấy lại được tinh thần làm việc.
Lý do cá nhân không tiện chia sẻ
Bạn cũng có thể xin nghỉ phép vì một số lý do nghỉ phép cá nhân không tiện chia sẻ với người khác. Những lý do này thường mang tính chất riêng tư và bạn có thể khéo léo chia sẻ cho quản lý của bạn. Ví dụ những bạn nữ có thể lựa chọn lý do đến ngày “đèn đỏ”, hoặc các lý do khác,…
Lý do chính xác mà bạn thấy phù hợp
Tuy bạn có thể áp dụng những lý do trên để xin nghỉ phép, nhưng tốt nhất, hãy chia sẻ chính xác mà bạn muốn được nghỉ ngơi 1 ngày hoặc thời gian ngắn. Đối với một doanh nghiệp phát triển, các nhân sự ở vị trí người quản lý sẽ luôn có sự lắng nghe và giúp nhân viên của mình có được tâm lý thoải mái nhất để làm việc. Do đó, bạn đừng ngần ngại chia sẻ thẳng thắn về lý do nghỉ phép của mình nhé.
Đừng ngần ngại chia sẻ thẳng thắn về lý do mà bạn muốn nghỉ phép
Những điều cần biết trước khi xin nghỉ phép
Trước khi xin nghỉ phép, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Đảm bảo sự nghỉ phép không ảnh hưởng đến công việc
Đây là nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần lưu ý trước khi nghỉ phép đấy chính là đảm bảo dù bạn nghỉ nhưng công việc vẫn tiến triển đúng kế hoạch. Bên cạnh đó, cần thực hiện bàn giao công việc rõ ràng.
Cụ thể là ai sẽ thực hiện đảm nhiệm công việc của bạn trong thời gian mà bạn nghỉ phép. Bạn cũng phải đưa ra ngày đi làm lại để người quản lý có thể điều phối công việc dễ dàng hơn.
Thực hiện đúng quy trình xin nghỉ phép
Bạn cần thực hiện đúng quy trình xin nghỉ phép của doanh nghiệp. Hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp đang sử dụng những phần mềm quản lý nhân sự cơ bản như HappyTime. Do đó, quy trình nghỉ phép tương đối đôi giản.
Đối với những phần mềm quản lý HappyTime, nhân viên có thể dễ dàng tạo đơn xin nghỉ phép, đơn xin nghỉ phép không lương,… ngay trên nền tảng này. Người quản lý cũng sẽ dễ dàng theo dõi, kiểm duyệt đơn từ được tạo. Sau khi người quản lý đã duyệt đơn, kết quả sẽ được thông báo đến người tạo nhanh chóng.
Hãy lưu ý về quy định liên quan đến thời gian nghỉ phép của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp thường sẽ có quy định liên quan đến thời gian tối thiểu cần báo trước nghỉ phép, mỗi đợt nghỉ phép được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày,…
Bên cạnh đó, nên phân bổ ngày nghỉ phép phù hợp với thời gian làm việc. Không nên thực hiện các đợt nghỉ phép quá gần nhau hoặc làm việc trong thời gian dài không nghỉ ngơi.
Hãy phân bổ thời gian nghỉ phép phù hợp để không ảnh hưởng đến công việc
Trên đây là bài viết chia sẻ về những lý do nghỉ phép mà bạn có thể áp dụng. Tuy vậy, hãy đảm bảo việc xin nghỉ phép của bạn sẽ không gây ra ảnh hưởng đến công việc, thông báo thời gian sớm cho quản lý của mình nhé.