Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án có những quyền hạn gì?

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án có quan trọng không? Hiện nay, chủ đầu tư đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi tính chủ động cao. Vì vậy, việc lựa chọn nhà đầu tư trực tiếp quản lý dự án được quan tâm nhằm tạo điều kiện cho các bên tham gia dự án đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án. Để hiểu rõ hơn hãy đọc bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể các hình thức và hoạt động của chủ đầu tư khi trực tiếp quản lý dự án nhé!

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 59/2015 / NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP về chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án mà chủ đầu tư là Ban quản lý dự án thì chủ đầu tư ra quyết định thành lập bộ phận giúp việc giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án.

Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân, bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ các điều kiện và năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình với tổng mức đầu tư nhỏ hơn 15 tỷ đồng. Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư có thể thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này để thực hiện.

Cá nhân tham gia quản lý dự án kiêm nhiệm phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để giám sát thi công xây dựng và tham gia nghiệm thu hoàn thành hạng mục, công trình. Chi phí thực hiện của dự án phải được hạch toán riêng theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Điều kiện để lựa chọn mặt bằng rạp chiếu phim

Chủ đầu tư được trực tiếp quản lý dự án trong những trường hợp nào?

Hiện nay, có 4 hình thức tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng gồm: Ban quản lý các dự án đầu tư về xây dựng chuyên ngành, khu vực; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư trực tiếp thực hiện công tác quản lý dự án. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý dự án trong 3 trường hợp sau:

  • Công trình xây dựng quy mô nhỏ cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.
  • Dự án có được sự tham gia của cộng đồng.
  • Dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 tỷ đồng do UBND xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư.

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Vai trò của nhà đầu tư là gì?

Có thể nói, vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư phụ thuộc vào loại dự án mà chủ đầu tư đảm nhận. Mặc dù chủ đầu tư chịu ảnh hưởng của người quyết định đầu tư, nhưng người này vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý dự án.

Chủ đầu tư phải có năng lực quản lý dự án, tổ chức tư vấn và quản lý dự án thay mặt người quyết định đầu tư. Do đó, một khi chủ đầu tư không đủ năng lực sẽ bị thay thế.

Trường hợp người quyết định đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì thành lập Ban quản lý dự án. Ban Quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Xem thêm:  Bản đồ quy hoạch xã Phước Đồng Nha Trang

Chủ đầu tư là người/đơn vị thực hiện giám sát thường xuyên dự án về thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng.

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Quyền hạn và nhiệm vụ của chủ đầu tư

Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 68 và Điều 69 Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 8 thuộc Thông tư số 16/2016 /TT-BXD về quyền hạn và nhiệm vụ của chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án như sau:

  • Lập kế hoạch dự án: Lập kế hoạch dự án sau đó phải xác định rõ các nguồn lực được sử dụng, tiến độ và chất lượng của công việc.
  • Nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn khảo sát, thiết kế, phê duyệt hoặc thẩm định, chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác bồi thường, tái định cư cho người dân. Ngoài ra, cần lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng, giám sát quá trình thực hiện.

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

  • Khi hoàn thành xây dựng và bàn giao đưa công trình vào sử dụng: Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình đã hoàn thành, từ đó quyết toán vốn đầu tư xây dựng và bảo hành công trình.
  • Nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: Giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật. Từ đó có báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về luật xây dựng nói chung cũng như quy định của chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về luật xây dựng và các vấn đề pháp lý về vấn đề này. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ với mọi người những bài viết khác qua chuyên mục tư vấn pháp luật nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *