Khi thực hiện bất kỳ dự án thiết kế nào, tâm niệm của khách hàng luôn mong muốn những gì tốt nhất cho khu đất của mình. Vì vậy, việc khảo sát các thông số hiện trạng của khu đất là rất cần thiết. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc triển khai ý tưởng đáp ứng các yếu tố vật lý và môi trường trong khu vực. Hãy cùng mình theo dõi chủ đề: “Phân tích hiện trạng khu đất” qua bài viết dưới đây để phục vụ cho dự án thiết kế của bạn được diễn ra một cách tốt nhất nhé.
Phân tích hiện trạng khu đất
Trước khi đi khảo sát thực tế, bạn có rất nhiều thông tin để tìm hiểu trên internet. Bằng cách nghiên cứu trước các đặc điểm của khu vực, bạn sẽ xác định được các hướng đi cụ thể để thực hiện trong việc phân tích hiện trạng khu đất của mình. Để việc phân tích hiện trạng của khu một cách hiệu quả, cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1 – Tra cứu thông tin
Việc đầu tiên cần làm là vạch ra bản đồ khu vực chi tiết, kết hợp với thông tin từ khách hàng, bạn có thể làm rõ vị trí, ranh giới khu đất một cách chính xác.
Một số dữ liệu để khám phá như:
- Bản đồ địa chất xác định các loại đất đá trong khu vực
- Phương pháp tiếp cận, hạn chế dựa trên quy hoạch đô thị và vùng.
- Lịch sử sử dụng, đất có bị ô nhiễm qua các quá trình sản xuất không?
- Nếu địa điểm nằm trong khu vực được bảo vệ hoặc bị hạn chế về chiều cao xây dựng, bạn sẽ cần thêm thông tin chi tiết liên quan đến các đặc điểm văn hóa và lịch sử của khu vực.
- Tìm hiểu về luật pháp địa phương về quy hoạch, xây dựng, sức khỏe nghề nghiệp hoặc an toàn.
- Điện, nước, gas, đường dây viễn thông, hệ thống cấp thoát nước ngầm.
- Điều kiện thời tiết
- Hướng và góc nắng
- Hình ảnh khu vực được chụp từ trên cao
- Cây xung quanh, đặc biệt là những cây cần được bảo tồn,…
Nhiều thông tin không có sẵn, đòi hỏi bạn phải yêu cầu khách hàng và nhà phát triển cung cấp thêm. Mỗi khu vực đều có những đặc điểm riêng, nhưng những thông tin trên đều là những bước cơ bản mà bạn nên tìm hiểu trước khi đến bất kỳ khu đất nào.
Bước 2 – Khảo sát tình hình hiện tại
Sau khi chuẩn bị các thông tin cần thiết, đi thực địa sẽ là quá trình khai thác độ chính xác và tìm hiểu thêm về chúng. Bạn nên cân nhắc mang theo những đồ dùng hữu ích cho công việc của mình như:
- Máy ảnh sẽ giúp bạn ghi lại thông tin bằng hình ảnh, giúp ích rất nhiều trong quá trình lên ý tưởng thiết kế và có thể sử dụng thông tin bằng hình ảnh lúc hoàn thiện.
- Điện thoại thông minh có nhiều ứng dụng hỗ trợ bạn trong quá trình đo đạc, xác định ranh giới, vị trí đất.
- Sổ tay là công cụ không thể thiếu của các kiến trúc sư.
- Thước dây, hoặc thậm chí thước laser kỹ thuật số trong trường hợp cần thiết.
- Thời tiết thuận lợi cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Một số lưu ý:
- Đặc điểm khu vực chi tiết như địa chỉ, cột mốc.
- Thảm thực vật và cảnh quan.
- View và các hướng đẹp nhất có thể khai thác.
- Đặc điểm của công trình xung quanh về phong cách, thời kỳ, ngày trùng tu, bề mặt và vật liệu.
- Bối cảnh của các tòa nhà xung quanh, bãi đậu xe,…
Nên dành nhiều thời gian nhất để có thể khảo sát mọi thông tin khu đất và ghi chép lại mọi thứ. Đặc biệt quan tâm đến đường điện, cấp thoát nước, viễn thông, giao thông.
Bước 3 – Phân tích dữ liệu
Sau khi khảo sát, bạn cần đánh giá xem các điều kiện của khu vực ảnh hưởng như thế nào đến thiết kế, đồng thời hướng sáng tạo cũng phải được điều chỉnh. Tổng hợp dữ liệu khu vực một cách khoa học, sắp xếp tổng thể thành từng phần theo sơ đồ logic để thuận tiện trong quá trình phát triển ý tưởng.
Khi thiết kế bạn nên chú ý nhiều hơn đến các yếu tố sau:
Về khu đất
- Hình dạng và đặc điểm
- Tỷ lệ, khuôn khổ
- Đất có thể sử dụng
- Lịch sử, thiên nhiên và con người
- Lưu tuyến đường xung quanh khu đất
- Hướng tiếp cận, lưu thông
- Không gian riêng tư và không gian mở
- Đặc điểm khí hậu như hướng và góc chiếu của ánh sáng mặt trời,…
Về việc xây dựng công trình
- Sự liên kết
- Kết cấu
- Tỷ lệ, sự cân đối
- Chất lượng ánh sáng
- Các đường kẻ để điều tiết
- Hướng nhìn
- Hệ thống cấp bậc
- Ranh giới,…
Bước 4 – Trình bày thông tin được thu thập và phân tích
Khi thuyết phục khách hàng bằng các phương án thiết kế của bạn, bạn nên lưu ý trình bày dữ liệu trạng thái một cách mạch lạc:
- Cung cấp tổng quan về những thông tin có sẵn.
- Cung cấp một số ảnh chính của khu vực (có thể là ảnh vẽ tay, ảnh chụp).
- Trình bày nguyên nhân cụ thể dẫn đến phương án thiết kế, sự hài hòa và tối ưu của phương án đối với khu đất.
- Dữ liệu về khí hậu, đặc điểm tự nhiên (mặt trời, hướng gió, bóng râm).
Để dữ liệu hiện trạng hữu ích, dễ đọc và dễ hiểu đối với khách hàng, kiến trúc sư cần phải nhạy bén, tinh tế và rèn luyện việc phân tích thường xuyên, đều đặn qua từng công trình.
Kết luận
Hy vọng rằng qua bài viết sẽ giúp bạn có thể phân tích hiện trạng khu đất của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn có thêm thông tin hữu ích về chủ đề, hãy bình luận xuống dưới bài viết để mọi người cùng thảo luận nhé!