Phẩm chất kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu để tạo nên uy tín của doanh nghiệp. Người ta thường nghe nhắc đến những khái niệm như “tư cách công dân”, “phát triển bền vững”, “trách nhiệm về mặt xã hội và môi trường” của doanh nghiệp. Các khái niệm này đều hướng tới một vấn đề lớn đó là vai trò của đạo đức trong kinh doanh. Vậy thì đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Vai trò của đạo đức kinh doanh như thế nào?
Đạo đức và vai trò của đạo đức kinh doanh là gì?
Có thể hiểu đạo đức là toàn bộ những quy tắc hành xử được xã hội công nhận, chia sẻ và coi như chuẩn mực cho các cư xử của con người trong xã hội. Các chuẩn mực đạo đức sẽ cho phép thiết lập hệ thống các quy tắc với mục đích hướng dẫn cho các cá nhân, tập thể biết phân biệt giữa các cách hành xử đúng và chưa đúng. Nếu trong đời sống xã hội có các chuẩn mực về đạo đức xã hội nói chung thì trong kinh doanh cũng có những chuẩn mực về đạo đức kinh doanh nói riêng.
Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc, những chuẩn mực có tác dụng là hướng dẫn các hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (nhà đầu tư, khách hàng, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, người quản lý, đối tác, đối thủ,…) dùng để phán xét, đánh giá một hành động cụ thể là đúng hay sai, đúng đạo đức hay chưa. Đạo đức kinh doanh được hình thành từ các nguyên tắc, các quy định chuẩn có mục đích chi phối quyết định của cá nhân hay tập thể.
Vai trò của đạo đức kinh doanh là chìa khóa thành công của doanh nghiệp
Đạo đức kinh doanh có vai trò định hướng, chi phối các quyết định của tập thể, của cá nhân, giúp con người không làm những việc sai trái, trái với đạo đức, lương tâm, không đúng với những chuẩn mực đạo đức con người.
Với doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh sẽ có vai trò như là một bộ mặt của doanh nghiệp đó, khi thể hiện sự uy tín, chất lượng. Doanh nghiệp đó sẽ có được sự tin tưởng, hài lòng sử dụng những sản phẩm của doanh nghiệp đó. Còn các nhà đầu tư cũng sẽ ưu tiên hợp tác với những công ty có đạo đức kinh doanh. Vì đạo đức kinh doanh quyết định đến hiệu quả của sản phẩm, và lợi nhuận kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh cũng là một yếu tố kết nối giữa người lao động với doanh nghiệp, nó sẽ thúc đẩy tinh thần, năng suất làm việc của nhân viên. Là một nhân viên thường có xu hướng muốn gắn bó lâu dài với những công có tiếng, môi trường làm việc tốt, lương thưởng phù hợp. Thường những công ty có tiếng tăm tốt thì đều là những công ty có đạo đức kinh doanh tốt, luôn tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, và trong lòng khách hàng của họ.
Tất nhiên đạo đức kinh doanh là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của một doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp xây dựng được một đạo đức kinh doanh tốt thì chắc chắn khách hàng sẽ luôn đặt niềm tin vào đó, sản phẩm từ đó cũng sẽ bán chạy và lợi nhuận thu lại chắc chắn sẽ cao hơn những công ty không có uy tín khác.
Cuối cùng, nếu một nền kinh tế có thể chế chính trị rõ ràng, trung thực, không tham nhũng, sự phát triển kinh tế luôn đem lại lợi ích cho xã hội thì chắc chắn sẽ tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cũng nhờ đó mà nền kinh tế của đất nước ngày một đi lên, phát triển vững mạnh hơn.
Giải pháp nâng cao vai trò của đạo đức kinh doanh
- Về chính trị thì phải xây dựng một chế độ dân chủ thực sự, một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa. Nhà nước là người đại diện cho xã hội nên Nhà nước phải ban hành những văn bản pháp luật, có những chính sách công bằng, hợp lý cho doanh nhân được tự do “cạnh tranh lành mạnh”, “phát triển bình đẳng”, “phục vụ trung thức. Đồng thời cần chống tiêu cực trong bộ máy quyền lực của Đảng và bộ máy Nhà nước, tích cực tham gia chống tham nhũng.
- Về kinh tế: những vấn đề thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lợi ích của doanh nhân, lợi ích xã hội,… cần được làm rõ để xác lập quan hệ đạo đức và giá trị, chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
- Về nhận thức và tư tưởng: cần chuyển đổi các giá trị đạo đức cho phù hợp, nghĩa là nếu trước đây yêu nước thể hiện ở giá trị đạo đức phấn đấu cho độc lập tự do của dân tộc, còn ngày nay tinh thần yêu nước ấy là phấn đầu cho “dân giàu, nước mạnh” bằng cách tạo công ăn việc làm cho mọi người, dùng tài năng và vốn liếng vào việc tạo ra của cải vật chất cho bản thân và cho xã hội này.
- Về vấn đề giáo dục đạo đức đối với doanh nhân: đây là vấn đề tự ý thức của doanh nhân, xã hội cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của doanh nhân. Bồi dưỡng những lý tưởng, triết lý, đạo đức làm giàu cho các thế hệ người Việt Nam.
“Gieo nhân nào gặp quả ấy”, trong kinh doanh cũng vậy. Nếu là một làm kinh doanh mong rằng bạn sẽ phát triển doanh nghiệp của mình theo đúng chuẩn mực đạo đức. Bài viết trên đã cung cấp một số những thông tin về vai trò của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp cũng như đưa ra một số giải pháp chung. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về vai trò của đạo đức trong kinh doanh hiện nay.