Thế chấp quyền sử dụng đất theo luật đất đai năm 2013

Khái niệm thế chấp không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về khái niệm này, đặc biệt là thế chấp tài sản liên quan đến đất đai, nhà ở. Chúng tôi xin được giải đáp các thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất theo luật đất đai năm 2013 qua bài viết dưới đây. Cùng đón xem ngay nhé!

Thế nào là thế chấp? Thế chấp quyền sử dụng đất theo luật đất đai năm 2013 là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 292 BLDS 2015, thế chấp tài sản được xem là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Đó là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (Điều 317 BLDS 2015).

Thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất mà ở đó tài sản được mang ra để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là quyền sử dụng đất. 

Điều kiện và trình tự thủ tục để cá nhân, hộ gia đình quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2013

Điều kiện cần thiết để thế chấp quyền sử dụng đất

Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất có quyền được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất, lấy đó làm tài sản đảm bảo để vay vốn tại các tổ chức tín dụng hợp pháp hoặc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, gắn liền với quyền lợi được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất, các bên cần đáp ứng các điều kiện cần thiết sau:

Xem thêm:  Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà

Thứ nhất, trường hợp quyền sử dụng đất được mang ra thế chấp là đất thuê trả tiền hàng năm, người sử dụng đất chỉ được quyền thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất thuê thuộc sở hữu của mình (điểm đ khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai 2013).

Thứ hai, Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định về thời điểm để có thể mang quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn ngân hàng. Theo đó, khi người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người đó có quyền thế chấp quyền sử dụng đất. Trong trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của nhà nước; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp khi có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thứ ba, người sử dụng đất chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện việc thế chấp theo quy định tại Điều 168 Luật Đất đai 2013.

Thứ tư, đất mà chủ sở hữu dùng để thế chấp quyền sử dụng đất phải là đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và phải còn thời hạn sử dụng đất (thế chấp trong hời hạn sử dụng đất) theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. 

Thứ năm, cũng theo Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Xem thêm:  Văn bản thỏa thuận tài sản riêng (theo văn phòng công chứng)

Trình tự thủ tục

Trong trường hợp làm thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất, cả bên thế chấp và bên nhận thế chấp phải phối hợp cùng nhau chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ và tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Đầu tiên phải kiểm tra tính hợp pháp của tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. 

Kiểm tra Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 để xác định tính xác thực của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất; 

Kiểm tra lại chính quyền địa phương để xác định đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

  • Bước 2: Các bên kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc và tiến hành định giá tài sản;
  • Bước 3: Tiếp nhận bản gốc giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác theo quy định của Luật Đất đai 2013;
  • Bước 4: Hai bên lập hợp đồng thế chấp và và ký hợp đồng thế chấp, sau đó mang  hợp đồng thế chấp đi công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng;
  • Bước 5: Tiếp theo, hai bên i đăng ký thế chấp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên môi trường và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • Bước 6: Sau khi cá nhân hoặc hộ gia đình đã tiến hành đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành công thì có thể thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất rồi. 

Trường hợp bạn đang cần số vốn lớn để đầu tư, kinh doanh hay cần thực hiện một dự án nào đó, thế chấp quyền sử dụng đất theo luật đất đai năm 2013 cũng là một giải pháp không tồi. Hãy hiểu đơn giản đây là một dạng thế chấp tài sản mà ở đây tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất. Để biết thêm thông tin, quý bạn đọc có thể theo dõi các bài đăng hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *