Vị trí và bản đồ quy hoạch ga đường sắt mới Đà Nẵng

Việc di dời đường sắt mới đã trở thành vấn đề quan trọng, cấp bách của toàn thành phố Đà Nẵng. Sau khi nghiên cứu các phương án, ga Đà Nẵng sẽ được di chuyển đến  khu vực 2 phường Hòa Khánh Nam và Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về bản đồ quy hoạch ga đường sắt mới Đà Nẵng qua bài viết ngay sau đây nhé. 

Vị trí ga đường sắt mới tại Đà Nẵng

Nhà ga cũ tại Đà Nẵng có vị trí nằm ngay trung tâm thành phố nên phải đón hàng chục triệu khách du lịch mỗi năm, điều này khiến nhà ga bị quá tải cũng như ảnh hưởng đến việc quy hoạch của cả thành phố. Do đó, Thủ tướng chính phủ đã đồng ý phê duyệt dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng để điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng  đến năm 2030.

Nhà ga đường sắt mới tại Đà Nẵng sẽ có vị trí mới tại khu vực 2 phường Hòa Khánh Nam và Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Ga đường sắt được di dời ra quận Liên Chiểu vừa góp phần vào việc phát triển quy hoạch Đà Nẵng, tạo tiền đề phát triển cho cảng nước sâu Liên Chiểu xét về lâu dài, thúc đẩy giao thông giữa cảng Liên Chiểu với ga đường sắt.

Phối cảnh nhà ga mới tại khu vực 2 phường Hòa Khánh Nam và Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Vị trí và bản đồ quy hoạch ga đường sắt mới Đà Nẵng

Bản đồ quy hoạch và ba phương án xây dựng ga đường sắt Đà Nẵng.

Dự án di dời ga đường sắt mới được triển khai theo phạm vi gồm hai phần:  tái thiết ga đường sắt cũ và di dời ga đường sắt mới. Việc di dời, xây dựng ga đường sắt mới gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên gồm hạng mục: cải tạo 7 km đường sắt cũ,  nâng cấp ga hàng Lệ Trạch diện tích 9,6ha, xây mới 18,21 km tuyến đường sắt tránh trung tâm, xây dựng nhà ga khách mới diện tích 43,1ha, xây dựng ga hàng hóa Kim Liên mới diện tích 80,1ha. Bạn có thể theo dõi rõ hơn qua bản đồ quy hoạch ga đường sắt mới Đà Nẵng dưới đây:

  • Đường màu đỏ: tuyến đường sắt hiện trạng,B là vị trí nhà ga đường sắt cũ.
  • Đường màu xanh: tuyến đường sắt quốc gia và đường sắt cao tốc, E là vị trí đề xuất đặt nhà ga đường sắt mới
Xem thêm:  Chủ đầu tư Hưng Thịnh có uy tín không?

Vị trí và bản đồ quy hoạch ga đường sắt mới Đà Nẵng

UBND thành phố Đà Nẵng đề xuất 3 phương án để thực hiện giai đoạn 1 của dự án: 

  • Phương án 1: hình thức đầu tư là BT bằng quỹ đất khoảng 1.192 tỷ đồng, tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ. Phần còn lại sẽ kiến nghị Chính phủ đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương với tổng kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng.
  • Phương án 2: hình thức đầu tư là BT kết hợp BTL. Hình thức BT là đầu tư khoảng gần 1.200 tỷ đồng bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ. Nhà đầu tư được khai thác quỹ đất tại nhà ga cũ theo quy hoạch, phần còn lại sẽ đầu tư theo hình thức BTL, khoảng hơn 2.250 tỷ đồng. Khi dự án được hoàn thành, nhà đầu tư sẽ chuyển giao nhà ga mới cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để quản lý sử dụng. Thời gian hoàn vốn của dự án là 16 năm với kinh phí chi trả cho nhà đầu tư được trích từ doanh thu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
  • Phương án 3: là đầu tư kết hợp hình thức BT với BOT. Nếu theo phương án này thì dự án có thời gian hoàn vốn là 22 năm.

Vậy hình thức đầu tư BOT và BT là gì?

Hợp đồng BOT là viết tắt của hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao. Đây là hình thức đầu tư được ký kết nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành xây dựng công trình kết cấu hạ tầng trong thời gian nhất định. Khi hết thời gian, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó không bồi hoàn cho cơ quan nhà nước sở tại.

Xem thêm:  Ý tưởng quy hoạch về sản phẩm căn hộ Lumi Hà Nội

Hợp đồng BT là viết tắt của hợp đồng xây dựng – chuyển giao. Đây là hình thức đầu tư được ký giữa nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Khi hoàn thành dự án, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại. Nhà đầu tư sẽ được Chính phủ tạo điều kiện tiến hành dự án khác để thu hồi lợi nhuận, hoặc được thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng BT.

Việc di dời ga đường sắt mới tại Đà Nẵng sẽ được thực hiện trong thời gian từ 2017 – 2023. Lãnh đạo Đà Nẵng sau khi nghiên cứu đã nhận thấy phương án 2 là khả thi nhất. Theo đó, công ty đường sắt Việt Nam sẽ là đơn vị vận hành và quản lí, ngoài ra thời gian hoàn vốn của phương án này cũng là ngắn nhất.

Hướng dự kiến của tuyến ga đường sắt mới là phía Bắc thành phố, nối với hướng tuyến đường sắt qua hầm Hải Vân, về phía Tây và chập với tuyến cũ ở phía Nam tại cầu Đỏ. 

Trên đây là giới thiệu về vị trí cũng như bản đồ quy hoạch ga đường sắt mới Đà Nẵng. Hi vọng đây sẽ là những thông tin có ích đối với bạn. Mọi ý kiến thắc mắc hay cần giải đáp xung quanh bài viết này, bạn hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi, hoặc để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất nhé. Chúc bạn thành công.

Bài mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *